samedi 30 novembre 2013

NỀN GIÁO DỤC THỜI XA XƯA – VNCH

NỀN GIÁO DỤC THỜI XA XƯA – VNCH

 LytuongnguoiViet.com, Thứ tư, 12 Tháng 9 2012 13:18

Nhân bản, dân tộc và khai phóng
Nền giáo dục ở Miền Nam trước 1975 đặt trên 3 phương châm lớn, được ghi vào Hiến Pháp hẳn hoi: nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Giáo dục nhân bản lấy cá nhân làm trọng, nhấn mạnh đức dục, hướng đến phục vụ tha nhân. Giáo dục dân tộc bắt đầu từ chương trình Việt, xiển dương lòng ái quốc thương nòi. Giáo dục khai phóng mở mang kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngại du nhập những nét hay, thế mạnh của Tây Phương.
Những bước ban đầu
Một cuộc mít tinh của phụ nữ thời Đệ Nhất Cộng Hòa
Triết lý giáo dục đó giúp học trò thăng hoa, lòng sáng tạo được khích lệ, tự do cá nhân được nâng đỡ — là nguyên do chánh khiến các ngành nghệ thuật, văn thơ hội hoạ phát tiết tài hoa, để lại hằng ngàn tác phẩm vài chục năm sau vẫn mê hoặc hồn người. Còn vài đóng góp sáng giá khác mà chúng tôi sẽ thử nêu ra trên trang báo này. Cần ghi nhận nền giáo dục đại học thời VNCH được hoàn toàn tự trị. Các việc ngân sách, nhân sự, học vụ… đều không bị giới chánh trị chi phối. Theo thời thế, có nỗ lực canh tân, chuyển dần từ cách dạy và học của người Pháp sang phương pháp thực nghiệm chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ. Một điểm đặc sắc rất riêng của nền giáo dục VNCH là sự ổn định của chương trình đức dục/công dân giáo dục, từ bậc tiểu học lên đến trung học. Tính nhân bản và hiệu quả của chúng đã được chứng thực qua thời gian. Một phần thậm chí đang được… copy dùng lại ở VN hiện nay.
Thầy trò tiểu học thời VNCH.
Các bậc học
Hiếp pháp VNCH cũng quy định nền giáo dục toàn dân, miễn phí đến hết bậc Trung Học. Theo các số liệu còn lại, vào đầu thập niên 1970, cả nước có khoảng 5,200 trường tiểu học với 2.5 triệu học trò. Cùng thời điểm này, có trên 530 trường trung học và hơn 550,000 học sinh trung học. Đến niên học cuối cùng 1975, toàn quốc có 900,000 học sinh trung học. Cùng lúc ở bậc đại học, khoảng 167,000 sinh viên ghi danh học. Ngoài ra, thời VNCH còn có hệ thống “Bách Khoa Bình Dân” với học phí thấp, thậm chí miễn phí. Đây là các trung tâm huấn nghệ ngắn hạn, dành cho học trò hoàn cảnh cơ cực không thể tiếp tục lên đại học, hoặc giới thợ thuyền đầu tắt mặt tối, kể cả cựu quân nhân, v.v…
Sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục
Hệ thống trường
Một điểm độc đáo của nền giáo dục VNCH là sự nức tiếng của các trường trung học công lập. Nhiều trường đến nay vẫn còn dư âm. Có thể kể Trung Học Quốc Học (Huế), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ), Võ Trường Toản (Sài Gòn). Trường nữ lả lướt những Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt… Bên nam danh tiếng chưa phai mờ những Chu Văn An, Pétrus Ký… Những nơi này cho ra lò không ít yếu nhân của xã hội Miền Nam thời đó. Hệ thống đại học công lập VNCH cũng lẫy lừng không kém. Nổi bật là Viện Đại Học Sài Gòn lớn nhất xứ sở. Có lúc nơi này thu hút đến 70% sỉ số sinh viên cả nước. Ngoài ra có thể kể thêm Viện Đại Học Huế (1957), Viện Đại Học Cần Thơ (1966)…
Viện Đại Học Sài Gòn
Trong hoàn cảnh giáo dục tự trị, hoàn toàn tự do, các viện đại học tư thục cũng được mùa… trăm hoa đua nở. Viện Đại Học Đà Lạt của Công Giáo rất mạnh, cho ra trường hơn 25 ngàn sinh viên trong 2 thập niên hoạt động. Bên Phật Giáo có Viện Đại Học Vạn Hạnh, thiết lập năm 1964, nằm trên đường Trương Minh Giảng Quận 3. VNCH còn có 2 học viện rất nổi tiếng khác, với vai trò khá đặc biệt. Viện Đại Học Hòa Hảo , Long Xuyên ,  Viện Đaị Học Cao-Đài , Tây Ninh , Viện Đại Học Minh-Đức, Saigon  .
Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam (1950), trường sở đặt ở Đà Lạt, sau dời về đường Trần Quốc Toản, Quận 10 Sài Gòn. Trường này chú trọng huấn luyện các chuyên viên hành chánh và công quyền, bao gồm thuế vụ và ngoại giao. Ngôi trường kia là Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Võ Bị huấn luyện sinh viên sĩ quan, ra trường như một Cử Nhân Võ Khoa — đa phần sau này trở nên các cấp chỉ huy can trường trên trận địa, giúp giữ gìn bờ cõi trong cuộc chiến chống giặc thù cộng sản xâm lăng từ phương Bắc.
Viện Đại Học Vạn Hạnh
Một trong những ưu thế của VNCH là được nhiều nước bạn đồng minh yểm trợ. Ngành giáo dục non trẻ cũng được nâng đỡ theo. Chánh phủ New Zealand từng giúp xây Trường Đại Học Khoa Học thuộc Viện Đại Học Sài Gòn. Người Pháp cố vấn về phát triển nhân sự, cũng như cấp nhiều học bổng du học. Tây Đức yểm trợ việc kiến thiết và trao tặng thiết bị cho 1 trường trung học kỹ thuật. Trợ giúp lớn nhất thuộc về Hoa Kỳ, từ ấn loát sách giáo khoa đến xây trường trại. Đầu 1970, Hoa Kỳ chuyển dàn máy móc IBM thế hệ mới nhất để Bộ Giáo Dục sử dụng chấm bài thi trắc nghiệm kiểu Mỹ (bài thi vì vậy thường gọi là “Thi IBM”).
Những năm cuối cùng của Miền Nam tự do cũng là lúc manh nha chương trình đại học cộng đồng, dựa theo mô hình “Community College” của Mỹ. Chú trọng 2 năm sơ cấp đại học, một phần chương trình nhắm vào giới cựu chiến binh, cần trang bị kiến thức cập nhật. Cũng có một dự án giàu tham vọng khác là Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (1973) mô phỏng trường Đại Học Cal Poly (California Polytechnic State University). Mặc dù còn khiêm tốn, từ những cơ sở giáo dục này, đã manh nha nhiều tạp chí chuyên sâu, mang ít nhiều dáng dấp sinh hoạt hàn lâm. Có thể kể: tạp chí “Acta Medica Vietnamica” của trường Dược; “Luật Học Kinh Tế Tạp Chí” của trường Luật; tập san “Nghiên Cứu Hành Chánh” của trường Quốc Gia Hành Chánh; tập san “Nghiên Cứu Sử Địa” của Văn Khoa Sài Gòn; tạp chí “Đại Học” của Viện Đại Học Huế, v.v… Cũng có một số thử thách, trì hoãn phần nào đà tiến triển của nền giáo dục đại học VNCH. Thứ nhất là ảnh hưởng của lối Tây học có phần bảo thủ. Thứ nhì, chiến cuộc ngày càng ác liệt. Thứ ba, tình trạng thiếu giáo sư. Không ít giáo sư đứng lớp ở nhiều trường khác nhau. Trong khi đó, một số đậu tiến sĩ ở ngoại quốc lại tránh hồi hương vì xáo trộn chánh trị.
Người muôn năm cũ
Không hiếm giáo sư lỗi lạc trong lớp trí thức Miền Nam hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà. Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục góp công gầy dựng Đại Học Văn Khoa từ thời 1940-1950. Giáo Sư Phạm Công Thiện lúc ra mắt chưa tới 30 tuổi. Ngành Y lừng danh Giáo Sư Phạm Biểu Tâm. Bên Toán có các Giáo Sư Đặng Kế Viêm, Đào Văn Dương. Triết Học có thầy Trần Bích Lan (Nguyên Sa thi sĩ). Quốc Văn có thầy Trần Trọng San. Anh Văn có soạn giả Lê Bá Kông & Lê Bá Khanh. Tiến Sĩ Đỗ Bá Khê –Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên– là người có công khai sinh hệ thống đại học cộng đồng. Miền Nam lúc đó xuất hiện lượng trí thức Tây học đông đảo chưa từng thấy. Họ có đầu óc độc lập, lại chịu dấn thân phát triển nước nhà. Chính họ góp phần đưa VNCH lên vị thế lò đào tạo 3/4 số kỹ sư trong toàn vùng Đông Nam Á. Quan trọng hơn, họ giúp tạo nên một lớp người sống thượng tôn luật pháp, trọng thị Tổ Quốc, nặng lòng với giống nòi.
Giáo Sư Phạm Biểu Tâm (phải) và các sinh viên.
Công trình dang dở
Nếu có hoàn cảnh thuận lợi, có lẽ thế hệ trí thức quốc gia đã mang lại nhiều thăng hoa cho xứ sở. Tiếc thay, sau một cuộc biến động lịch sử, họ phải gánh chịu nhiều trả thù ác hiểm. Tổng Trưởng Giáo Dục từ thời Quốc Gia Việt Nam, Phan Huy Quát, đi đày đến mất mạng trong nhà giam đảng cộng sản. Tổng trưởng Văn Hóa, Giáo Dục và Thanh Niên, Ngô Khắc Tĩnh cũng mắc kẹt 13 năm tù “cải tạo”. Tiếc cho vận nước ngặt nghèo. Tiếc cho người Việt quốc gia đứt đoạn cơ hội vươn mình thành một minh châu trời Đông. Tiếc vì hoa quả giáo dục Miền Nam chưa kịp chín đượm thì nước Việt Nam Cộng Hòa bị kết liễu năm 1975. Dù sao, nét giáo dục nhân bản của VNCH vẫn kịp để lại một dư hương khó phai. Sau 37 năm, ngay cả một số đảng viên cộng sản cũng thừa nhận sự vượt trội của đường lối giáo dục VNCH đối với nền giáo dục xã hội chủ nghĩa tại VN ngày nay.
Khóa Hội Thảo Cải Tổ Chương Trình Sư Phạm.
Hiếp pháp VNCH cũng quy định nền giáo dục toàn dân, miễn phí đến hết bậc Trung Học. Thực tế không đủ trường nên muốn vào trường công phải thi tuyển. Ngoài ra nhiều gia đình muốn con em học thêm giáo lý tôn giáo nên trả học phí để học các trường tư thục của các tôn giáo.

1 commentaire:

Hình xưa Nử Quân Nhân và Quân Trường VNCH

Quân Trường QLVNCH Thao Trường Đổ Mồ Hôi - Chiến Trường Bớt Đổ Máu